Cách Pha Mực In Lụa Trên Vải
Hiện nay, kỹ thuật in lụa ngày càng phổ biến và được ứng dụng trên nhiều chất liệu khác nhau. Nhưng để có được thành phẩm đạt chất lượng thì đòi hỏi cách pha mực in lụa trên vải phải đẹp. Vậy bạn đã biết cách pha mực in lụa trên vải chưa. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Đặc điểm một số nhóm mực in hiện nay
Trước khi, đi đến cách pha mực in lụa trên vải, hãy cùng tìm hiểu xem đặc điểm của một số nhóm mực thông dụng hiện nay. Qua đó, bạn có thể dễ dàng nhận biết và ứng dụng một cách hiệu quả các công thức in.
Cách pha mực in lụa trên vải
Mực in EPI (mực nước)
Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu nhóm mực in EPI hay còn được gọi là nhóm mực nước.
Đặc điểm của nhóm mực in EPI
Dưới đây là một số đặc điểm thường gặp của nhóm mực này:
– Nhóm này có dạng bột nhão trắng
– Có tính độ phủ mờ đục. Có nghĩa là khi dùng mực nước lên một bề mặt. Sau đó, để một thời gian chúng khô lại và trên bề mặt sẽ xuất hiện một lớp màng trong suốt với độ phủ mờ.
– Không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Cách pha mực in lụa trên vải
Một số loại mực nước
Danh sách một số loại mực nước gồm có:
– Epi white opaque dye – 223: Đây là loại mực có dạng bột nhão màu trắng. Có tính đàn hồi, vì thế sẽ thích hợp cho việc in trên những sản phẩm có chất liệu là vải cotton, nón, thun. Do đặc tính của loại mực nước có tính phủ mờ, nên khi in sẽ có một lớp màng mực trắng mờ.
– Epiflex 88: Loại mực này được dành riêng cho ngành in lụa trên loại vải cotton và quần áo có màu tối. Có tính bền và độ đàn hồi cao, nên phù hợp in trên áo thun, phi thun.
– Epiflex 88 – Epiflex 77: Là loại mực trong suốt. Bên trong loại mực này có chất chống oxi hóa, thế nên màng mực sẽ đẹp và có độ sáng nhất định, thích hợp in trên các loại vải cotton, polyester, TC.
Cách pha màu in lụa
– Furukawa metalic binder MB – 20: Đối với loại mực này phù hợp in lên quần áo có màu đậm. Bạn có thể pha thêm một số loại mực khác để tăng độ phủ.
– Epiflex opaque 20: Cách dễ nhận biết rằng, đây là loại mực có dạng kem trắng, phổ biến dùng để tạo chất màu.
– Foaming f400 pigment: Đây là dạng mực dầu màu trắng được sử dụng để tạo nôi khi pha vào mực in. Mực này sẽ thích hợp cho việc in chồng ướt trên ướt và có khả năng duy trì màu sắc.
Nhóm mực nổi
Đây là nhóm mực thuộc dạng mực dầu và bao gồm những đặc tính sau:
– Tính đàn hồi: thích hợp cho việc in trên những loại vải có tính đàn hồi cao như vải thun.
– In đa dạng trên nhiều loại vải: Có thể in trên các loại vải như vải thun, các loại vải sợi thiên nhiên và tổng hợp
Mực in lụa pha sẵn
– Đa dạng về màu sắc: Loại mực này có đa dạng các màu sắc khác nhau, vì thế bạn có thể tạo ra những hình ảnh và thiết kế đa dạng.
– Có màu dạ quang: Loại mực nổi này sẽ sáng hơn khi đặt ở trong tối.
– In chồng biến màu chuẩn: Bạn có thể sử dụng loại mực mực này in trên lớp màu mà không bị mất độ trong suốt.
– Dễ bảo quản: Sử dụng mực này có thể bảo quản trong điều kiện bình thường.
– Không ảnh hưởng đến sức khỏe: Mực này có mùi nhẹ và an toàn cho người sử dụng.
Cách pha mực in lụa trên vải cơ bản
Cách pha màu mực cơ bản
Tổng hợp một số công thức pha màu cơ bản bao gồm:
1. Màu pha 1: Đỏ + Xanh dương = Tím
2. Màu pha 2: Xanh dương + Vàng = Xanh lá
3. Màu pha 3: Vàng + Đỏ = Cam
4. Màu pha 4: Đỏ + Đen = Nâu
5. Màu pha 5: Đen + Trắng = Xám tro đen
6. Màu pha 6: Trắng + Dương = Xám tro xanh
7. Màu pha 7: Dương + Đen = Xanh đen
8. Màu pha 8: Đen + Nâu = Nâu vàng
9. Màu pha 9: Vàng + Trắng = Vàng nhạt
10. Màu pha 10: Trắng + Đỏ = Hồng phấn
11. Màu pha 11: Trắng + Vàng Ochre = Màu nude
12. Màu pha 12: Vàng ochre + Xanh lá = Rêu xanh
13. Màu pha 13: Xanh lá + Cam = Rêu lông chuột
14. Màu pha 14: Cam = Đen = Xá xị
Tổng hợp cách pha mực in lụa trên vải phổ biến
Dưới đây là một số cách pha mực in lụa trên vải phổ biến nhất, mà mọi người có thể thực hiện ngay tại nhà một cách dễ dàng nhất.
Cách pha màu in lụa – Công thức 1:
Nguyên liệu bao gồm:
– Chướng nước
– Mực nước
– Chất cầm màu – Binder
– Cầm màu và cố định – fixer
Cách pha mực in lụa trên vải
Cách bước để thực hiện:
– Đầu tiên, hãy chuẩn bị chướng nước và đặt vào nồi nhựa hoặc nồi nhôm. Tiếp đến, đổ nước sạch vào và khuấy đều lên.
– Mực in vải: hãy lọc và làm sạch mực in vải. Tiếp theo, cho mực vào hỗn hợp chướng nước và khuấy cho đến khi hòa tan hoàn toàn.
– Cuối cùng, hãy thêm Chất cầm màu hoặc Cầm màu và cố định và khuấy đến khi tạo thành một khối đồng nhất và tiến hành bắt đầu in.
Cách pha mực in lụa trên vải
Cách pha mực in lụa trên vải – Công thức 2:
Nguyên liệu chuẩn bị:
– Mực in
– Nước nóng
– Chướng nước
– Nước sạch
– Chướng dầu
– Dầu hôi
– Binder
– Fixer
– MK3
Cách pha màu cơ bản in lụa
Cách thực hiện:
– Đặt màu nước và nước nóng vào nồi hoặc thùng, đậy nắp và lắc đều để hòa tan hỗn hợp.
– Đặt chướng nước vào xô và từ từ rót nước sạch vào, khuấy đều cho hết lượng nước.
– Kết hợp thêm chướng dầu và dầu hôi và để trong 3 giờ
– Sau khi, tạo thành một khối đồng nhất. Tiếp đến, thêm binder, fixer và MK3 quậy đến khi hòa tan đồng nhất một lần nữa.
Cách pha mực in lụa trên vải
Cách pha màu cơ bản in lụa – Công thức 3:
Nguyên liệu chuẩn bị:
– Mực in trên vải có màu nền đậm
– Bột trắng oxyde titane
– Binder hoặc fixer
– Nước
– Glycerine
Cách pha màu cơ bản in lụa
Cách bước thực hiện
– Đầu tiên, in màu trắng, không trộn màu
– Thêm bột trắng oxy titane để tăng độ phủ của mực
– Tạo độ kết dính bằng binder hoặc fixer
– Dùng nước tinh khiết và glycerine để điều chỉnh độ đậm và độ dẻo của mực.
Các lưu ý trong pha màu mực in
Dưới đây là một số những vấn đề cần lưu ý về tầm quan trọng của màu sắc trong in lụa:
Các lưu ý trong cách pha mực in lụa trên vải
– Màu sắc đa dạng: Bạn có thể tạo ra vô vàng những màu sắc khác nhau khi kết hợp với những màu sắc cơ bản. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra những thiết kế và hình ảnh ấn tượng và độc đáo.
– Các gam màu cơ bản: Trong kỹ thuật in lụa có 5 gam màu cơ bản đó là vàng, xanh, đỏ, đen và trắng. Từ những màu cơ bản này bạn có thể kết hợp để tạo nên sự đa dạng về màu sắc.
– Kiến thức về màu sắc: Để có thể tạo nên những màu sắc theo ý muốn yêu cầu bạn phải có một số kiến thức trong việc pha màu.
– Tính xác về màu sắc: Trong kỹ thuật in ấn thì độ chính xác về màu sắc là vô cùng quan trọng. Nếu có một sự sai lệch dù nhỏ nhất cũng sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Bài viết trên của Bao Bì Trung Thành đã giúp mọi người biết cách pha màu mực in lụa chuẩn nhất. Hy vọng bài viết sẽ mang lại giá trị cho mọi người.
0 comments