Dịch Vụ
Dịch Vụ
in-lua.

In Lụa Là Gì? Lịch Sử, Ứng Dụng, Nguyên Lý, Quy Trình

In lụa từ lâu đã là một kỹ thuật phổ biến trong ngành in ấn. Được các xưởng in bao bì ứng dụng để in những đơn hàng số lượng ít, với độ tỉ mỉ về màu sắc. Cùng Bao Bì Trung Thành tìm hiểu rõ hơn về in lụa là gì? Ứng dụng, nguyên liệu, nguyên lý, quy trình, xưởng in lụa trong bài viết dưới đây.

In lụa là gì?

In lụa là một dạng kỹ thuật in tên gọi phát xuất từ việc sử dụng khuôn in làm bằng tơ lụa để in ấn hình ảnh lên vật liệu. Kỹ thuật in tiến hành theo nguyên lý thẩm thấu mực lên vật liệu in. Mực in được đổ đều vào khuôn, dưới áp lực nén khi dao gạt đi qua một phần mực sẽ thấm qua lưới và in lên vật liệu. Và kỹ thuật này được áp dụng trên chất liệu là nylon, thủy tinh,…

Bàn in lụa
Bàn in lụa

Lịch sử của kỹ thuật in lụa

In lụa đã xuất hiện từ khoảng hơn 1000 năm trước lúc đó, con người đã phát hiện ra cách để tạo ra các bản sao những hình ảnh lên trên những vật liệu thông dụng qua việc kéo căng những sợi vải trên khung gỗ.

Kỹ thuật này lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc vào thời Đại Tống. Được các quốc gia Châu Á chẳng hạn như Nhật Bản điều chỉnh. Các quốc gia Tây Âu du nhập vào thế kỷ 18.

Lịch sử ngành in lụa
Lịch sử ngành in lụa

Khoảng những năm 1870 ở Pháp và Đức những nhà nghiên cứu đã phát minh ra cách sử dụng vải tơ lụa để làm lưới in. Mục đích là để tạo bản sao lên những bề mặt khác một cách nhanh chóng và đồng nhất dựa vào một bản mẫu có sẵn.

Vào năm 1907, Samuel Simon đã chế ra quá trình làm lưới in lụa bằng các sợi tơ. Đến năm 1914, John Pilsworth đã phát triển nên kỹ thuật in lưới nhiều màu sắc và đựng áp dụng lần đầu ở San Francisco, Califonia. Ngành công nghiệp in lụa cũng phát triển ngày càng nhiều đến ngày nay.

Cũng như, Hyman J. Warsager và Paul F. Gustafson đã phát minh ra một kỹ thuật in lụa nổi tiếng được gọi là phương pháp in lụa Warsager-Gustafson giúp tạo ra hình ảnh màu sắc được đẹp hơn.

Ứng dụng in lụa mang lại

In lụa là một phương pháp in ấn truyền thống được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất và có nhiều ứng dụng khác nhau như sau:

– In lụa trực tiếp lên áo thun

Các hình ảnh, chữ cái hoặc biểu tượng được in trực tiếp lên áo thun để tạo ra các sản phẩm quảng cáo, đồng phục, áo thun cá nhân hoặc những món quà kỷ niệm.

In lụa trên áo thun
In lụa trên áo thun

– In trên bao bì

In lụa được sử dụng để in hình ảnh hoặc thông tin sản phẩm trên bao bì, như túi giấy, túi nhựa, chai lọ, hộp giấy, vỏ sản phẩm. Giúp cho việc thiết kế truyền thông của doanh nghiệp được hiệu quả hơn.

In trên bao bì nilon
In trên bao bì nilon

– In trên dụng cụ y tế

Được sử dụng trong ngành y tế để in thông tin sản phẩm hoặc các ký hiệu nhận dạng trên các dụng cụ y tế như ống tiêm, bình tiêm, nắp chai, tay cầm bình oxy.

In trên dụng cụ y tế
In trên dụng cụ y tế

– In trên bao bì mỹ phẩm

In lụa được sử dụng để in thông tin sản phẩm trên bao bì, chai lọ, hộp giấy của các sản phẩm mỹ phẩm.

In trên bao bì mỹ phẩm
In trên bao bì mỹ phẩm

– In trên đồ chơi và đồ gia dụng

Kỹ thuật in này cũng được sử dụng để in hình ảnh, biểu tượng, logo hoặc thông tin trên đồ chơi và đồ gia dụng như bàn chải đánh răng, ly, tách, đồ dùng nhà bếp, đồ dùng học tập,…

In trên đồ chơi
In trên đồ chơi

– In lụa khăn lạnh

In hinh ảnh lên khăn lạnh hay in trên khăn ăn là một trong những ứng dụng của phương pháp in lụa. Với sự phát triển của ngành in ấn, in logo trên khăn lạnh trở thành một trong những cách để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của các doanh nghiệp.

In trên khăn lạnh
In trên khăn lạnh

– In trên nhựa

Bạn có thể đến các cửa hàng, siêu thị là có thể thấy những sản phẩm nhựa được in với nhiều hình dáng khác nhau.

Sản phẩm in lụa trên nhựa
Sản phẩm in lụa trên nhựa

Phân loại kỹ thuật in lụa

Dưới đây, là 2 tiêu chí để phân loại các kỹ thuật:

Dựa vào cách sử dụng khuôn in

Dựa vào điều này người ta chia làm 3 loại:

– In thủ công

In lụa thủ công trên vải
In lụa thủ công trên vải

Với loại in lụa này người in sẽ dùng toàn bộ bằng thủ công từ những công đoạn đầu tiên là gạt cho đến công đoạn sấy khô. Và được áp dụng để in những đơn hàng số lượng ít.

– In bán thủ công

Loại in này người thợ thủ công sẽ dùng máy để thực hiện một số thao tác trong việc căn chỉnh. Kết hợp thêm một vài thao tác thủ công. Việc này sẽ giúp cho quá trình sản xuất được tối ưu hơn.

In lụa bán thủ công
In lụa bán thủ công

– In tự động

Từ những thao tác cơ bản như gạt mực đến sấy khô đều do máy hoàn toàn tự động thực hiện. Giúp mang lại hiệu suất tối đa cho các xưởng sản xuất.

Máy in lụa
Máy in lụa

Dựa vào hình dạng khuôn in  

Đối với cách phân loại này sẽ được chia thành loại in lụa có khuôn lưới phẳng và khuôn tròn.

– Khuôn in lưới phẳng 

Đối với loại khuôn in này người ta sẽ dùng dạng tấm và dùng để in một số chất liệu mềm và phẳng. Kích thước lưới sẽ phụ thuộc vào khuôn in. Trên thị trường cũng có loại máy in phẳng UV nên việc in phẳng trở nên dễ dàng hơn.

– Khuôn in lưới tròn

Loại khuôn in này sẽ phù hợp để in những vật có hình dạng cong chẳng hạn như chén bát, gốm sứ hay trên thủy tinh,…

In lụa thủ công trên khuôn
In lụa thủ công trên khuôn

Dựa vào phương pháp in

Cũng như, những tiêu chí phân loại ở trên thì người ta cũng chia thành 3 loại:

– In trực tiếp

Thông thường, người thợ in lên những vật liệu in có màu vàng hoặc trắng. Những vật liệu này sẽ không bị ảnh hưởng bởi màu nền nên chất lượng khi in sẽ đặc sắc hơn.

– In phá ngắn 

Khi áp dụng kỹ thuật in này sẽ dễ bị nhòe khi in lên những vật liệu có màu nền. Nên để hạn điều này những ta sẽ dùng kỹ thuật in lụa phá ngắn để in mà không bị nhòe hay bị lem.

In phá ngắn trên vải
In phá ngắn trên vải

– In dự phòng

Nếu không thể áp dụng kỹ thuật phá ngắn trên những vật liệu có màu nền thì người ta sẽ chuyển sang kỹ thuật in lụa dự phòng.

In dự phòng trên vải
In dự phòng trên vải

Ưu và nhược điểm khi in lụa gia công

Ưu điểm 

  • Phù hợp với nhu cầu in số lượng ít
  • In được trên mọi chất liệu khác nhau vẫn đảm bảo chất lượng bản in tốt
  • Màu sắc in đa dạng và hài hòa với chất liệu vải in
  • Không đòi hỏi máy móc hiện đại, có thể thực hiện thủ công
  • Giá in lụa khá rẻ
In lụa gia công trên bao bì nhựa
In lụa gia công trên bao bì nhựa

Nhược điểm 

  • Không in được các chi tiết phức tạp.
  • Hình ảnh, màu sắc không sinh động, sắc nét.
  • Một màu sắc phải sử dụng một khuôn in tương ứng. Nên tiến độ hoàn thành đơn hàng tương đối chậm.
  • Độ bền màu không cao.
  • Tốn nhiều chi phí khi đối với số lượng ít in nhiều màu.
In lụa áo bóng đá
In lụa áo bóng đá

Nguyên vật liệu trong kỹ thuật in lụa

Để tạo nên một sản phẩm chất lượng thì nguyên liệu in lụa gồm những dụng cụ sau:

– Khuôn in lụa

Khuôn in thông thường sẽ được làm bằng những khung gỗ hình vuông hay hình chữ nhật, khuôn in sẽ có tác dụng cố định lưới in. Đây cũng là nơi để chứa mực in và cho mực in thấm qua.

Khuôn in lụa
Khuôn in lụa

– Phần lưới in

Phần lưới in đa dạng với nhiều chất liệu khác nhau như vải lụa tơ tằm, vải bông, vải cotton hay tấm lưới kim loại.

– Mực in

Loại mực in của kỹ thuật in này sẽ khác so với các loại kỹ thuật khác, thường sẽ có độ dẻo và sệt nhất định. Chúng được sản xuất theo từng màu và từng hộp khác nhau. Có thể trộn những màu khác nhau theo nhu cầu của mỗi người..

Hóa chất mực in lụa
Hóa chất mực in lụa

– Thanh gạt

Thường sẽ phụ thuộc vào kích thước của lưới in và chúng được làm bằng gỗ. Phần thanh gạt này sẽ phải phẳng để khi kéo sẽ tạo được sự đồng đều và đẹp mắt của hình in lên.

Thanh gạt để in lụa
Thanh gạt để in lụa

– Bàn in 

Mục đích của bàn in là để cố định những vật liệu cần in. Phổ biến người ta sẽ dùng keo để cố định vật liệu đêt tránh bị lệch, màu bị lem.

Nguyên lý của kỹ thuật in lụa

Kỹ thuật in lụa dựa trên nguyên lý thấm mực. Mực được cho vào trong lòng khuôn in. Sau đó, mực được gạt bằng thanh gạt mực, dưới áp lực của dao gạt chỉ. Một phần mực được thấm qua lưới in. Và in hình ảnh, họa tiết lên vật liệu đã chuẩn bị.

Hình mô phỏng nguyên lý phương pháp in 
Hình mô phỏng nguyên lý phương pháp in

Quy trình in lụa chuẩn, chi tiết

Bước 1: Chuẩn bị khung và pha keo

Người thợ sẽ chuẩn bị khung in theo kích thước với hình vuông hoặc hình chữ nhật. Sau đó, sẽ pha keo PVA, để đạt hiệu quả tối đa thì ta cần có độ sệt nhất định khi pha keo.

In trên khuôn in 
In trên khuôn in

Bước 2: Chụp hình và chế tạo khuôn in

Người thợ sẽ dùng keo đã pha để trán lên bề mặt lưới in và đem sấy khô. Tiếp đến, sẽ chụp phim lên lưới in thông qua đặt bản in lên lớp keo và được chụp dưới ánh nắng mặt trời và dưới đèn trắng.

Sau bước chụp phim tầm khoảng 2 – 3 phút, người thợ sẽ lấy khuôn in ra và xịt nước. Thông qua đó, lớp keo sẽ bị rửa trôi và mực in sẽ thấm qua.

Bước 3: Pha mực in lụa 

Pha màu theo mô hình màu CMYK
Pha màu theo mô hình màu CMYK

Ở giai đoạn này, sẽ ứng dụng cho những hình in pha màu. Dùng những phổ màu cơ bản để trộn và tạo hình theo ý muốn. Bạn nên sử dụng mô hình màu CMYK để có được màu sắc ứng ý nhất.

Bước 4: Thực hiện in

Người lao động thủ công sẽ cố định vật liệu lên bàn in bằng keo – đặt khuôn đúng vị trí – Đặt mực in lên và dùng thanh gạt để kéo – Thực hiện ít nhất 2 lần để mực in có thể bám dính lên bề mặt.

Bước 5: Sấy khô hoặc phơi

Sau khi thực hiện cách bước trên, giờ đã có thành phẩm cơ bản, tiếp đến đem đi phơi hoặc sấy từ 12 – 48 tiếng để hình được in lâu và bám chặc lên bề mặt.

In lụa đồng bộ trên vải
In lụa đồng bộ trên vải

So sánh in lụa và in chuyển nhiệt

Tiêu chí In chuyển nhiệt In lụa
Nguyên lý Sự thăng hoa của mực khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Chuyển ảnh trên giấy sang vật liệu cần in bằng máy chuyển nhiệt Thấm mực thông qua lưới in
Vật liệu in Gốm sứ, thủy tinh, kim loại, mica,… Vải, giấy, thủy tinh, gỗ,…
Phương pháp in Thủ công và tự động Lúc đầu thủ công sau đó chuyển sang tự động
Chi phí Chi phí thường đắt hơn so với in lụa Chi phí thấp
Chất lượng ảnh Chất lượng in ảnh cao, sắc nét Thích hợp in màu đơn
Ứng dụng Dùng phổ biến trong in áo thun, thiệp,… Thường in trên bao bì

Một số lỗi thường gặp khi in

– Hình ảnh in mờ nhòe, bị răng cưa: Do lưới bị chùng và lực tay đẩy dao gạt quá mạnh gây rung lắc khuôn in. Nên dùng công cụ đo độ căng để kiểm tra độ căng của mặt lưới và điều chỉnh lực độ vừa vặn khi thao tác thủ công.

– Hình in có các đốm trắng: Do mắt lưới nhỏ nên mực in không thấm đều xuống dưới mà bị bít lại trên lưới. Nên chọn loại mắt lưới phù hợp.

– Mực in không đều và bị rây ra khắp mặt vật liệu in: Do vị trí khuôn in đặt xa bề mặt in hoặc độ nhớt của mực cao. Nên đặt vị trí khuôn in với mặt bàn phù hợp, và điều chỉnh độ nhớt mực hợp lý.

Các mẫu vật dụng dùng trong in lụa
Các mẫu vật dụng dùng trong in lụa

– Mực bị đọng nhiều tại bản in: do lực yếu khi thao tác dao gạt khiến mực dính nhớt và rây lên vật liệu in.

– Bản in bị bít lỗ: do không vệ sinh lưới in và các dụng cụ trước khi in.

– Màu in đậm nhạt không đều:  Do thao tác gạt dao không đều, bề mặt in và đáy khuôn không bằng phẳng hoặc lưới không căng. Nên điều chỉnh lực tay, kiểm tra các dụng cụ in, căng thẳng mặt lưới khi in.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã cập nhật những kiến thức cơ bản về công nghệ in lụa. Nếu có nhu cầu in ấn đặt mua bao bì giá rẻ. Hãy liên hệ với Bao Bì Trung Thành qua:

+ Điện thoại: 0906.301.264

+ Văn phòng TP.HCM: 77 Lê Cao Lãng, Phú Thạnh, Tân Phú, HCM

+ Văn phòng Hà Nội: 75A Đường Nông Vụ, Phúc Lợi, Long Biên , Hà Nội

>>Xem thêm: Xưởng in lụa gia công giá tốt

ceo
Tôi là Đoàn Văn Hòa là người nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh in ấn các loại bao bì, túi vải. Đã giúp cho nhiều khách hàng trong việc nâng cao giá trị thương hiệu của mình thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. Với những sản phẩm in ấn chất lượng, giá thành hợp lý với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Bài viết liên quan

0 comments

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT

Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *