In Giấy Lụa
In giấy lụa là một trong những kỹ thuật quan trọng trong quá trình in ảnh. Bởi in lụa là một trong những phương in pháp trong ngành in ấn hiện nay. Vậy In giấy lụa Là Gì? Gồm Các Loại Nào? Là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Vì thế hãy cùng Bao Bì Trung Thành tìm hiểu trong bài viết sau đây.
In giấy lụa là gì?
Để truyền tải hình ảnh lên bản in thì giấy in lụa được xem là vật trung gian trong công nghệ xuất phim in lụa. Thường thì hình in lụa sẽ được thiết kế và tách màu trên corel. Và hình muốn in sẽ được in ra giấy can hoặc phim nhựa. Từ đó để chế bản in.
Và phương pháp này được ứng dụng trên vải, túi nilon, giấy, nhựa…. Thông thường sẽ sử dụng máy in laser để in film trên giấy lụa. Với những film in càng đen sẽ càng hiệu quả. Bởi để che đi chỗ lụa không muốn bị khô khi chế bản.
Giấy xuất phim lụa là gì?
Theo đó, giấy xuất phim lụa hay gọi giản đơn là giấy lụa. Đây là giấy được làm từ sợi lụa tổng hợp hoặc tơ tằm. Được ứng dụng đặc biệt trong in ấn. Vì thế có độ mịn cao, bề mặt dễ in ấn và sắc nét.
Hai loại giấy xuất phim lụa phổ biến
Thường sẽ có hai loại giấy xuất phim lụa phổ biến như:
Giấy phim nhựa in lụa
Giấy phim nhựa in lụa có ưu thế mực bám lên phim tốt vì bề mặt có phủ lớp hóa học. Mặt còn lại không có đặc điểm đó nên giúp hình in lên sắc nét. Loại giấy này có 2 loại thông dụng là loại khổ có sẵn A3, A4 dành cho máy in cỡ nhỏ và dạng cuộn dành cho máy in loại cỡ lớn.
Giấy can in lụa
Bên cạnh đó giấy can in lụa là loại giấy chuyên ứng dụng trong in laser và được dùng phổ biến trong in ấn, chế bản in lụa, in offset… Với đặc điểm có khả năng cho ánh sáng chiếu xuyên qua. Loại giấy này dùng chế bản in không cần yêu cầu độ chính xác cao hay quá sắc sảo.
Vì thế khi xuất phim bằng giấy can thì giá thành rẻ, chất lượng ổn và xuất phim nhanh. Hơn nữa lưu ý giấy chỉ phù hợp in laser chứ không dành cho máy in phun. Và người thợ khi sử dụng thường tẩm ít xăng xe lên giấy để tăng độ đen cho phim nhằm đạt kết quả cao.
Cách thực hiện in giấy lụa hiện nay
Để thực hiện giấy lụa in ảnh chu đáo thì chúng ta không thể bỏ qua những điều quan trọng sau:
Một số dụng cụ cần chuẩn bị
Khung in lụa.
Cần chuẩn bị khung in phù hợp để có thể in ấn giấy lụa. Thường in lụa gồm có khung gỗ, khung nhôm, khung sắt. Khung gỗ thì chỉ nên dùng in sản phẩm đơn giản, ít màu.
Tuy nhiên đây là khung in sử dụng nhiều vì giá rẻ lại dễ gia công. Với khung nhôm thì in ấn sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá có “mặn” hơn khung gỗ. Và khung sắc thường nặng, hay in những sản phẩm có kích thước lớn.
Bàn in lụa
Chú ý bàn cần phẳng, tránh gồ ghề, lồi lõm. Không nên để bàn quá cao sẽ dễ khiến người in khó thao tác. Và cũng nên chú trọng độ rộng để in ấn thuận tiện.
Dao gạt mực
Có nhiều dao gạt có chất liệu khác tùy thuộc quy cách in lụa khác nhau. Vì thế người thợ sẽ sẽ cân nhắc lựa chọn phù hợp. Ví dụ như dao cán gỗ, lưỡi bằng tapin cao su, dao làm bằng nhựa tổng hợp, dao cán nhôm, lưỡi nhựa tổng hợp… Hay dao gạt bán tự động, tự động được dùng trong in lụa tự động…
Máng tráng keo
Gồm máng tráng keo nhôm hoặc inox. Trong đó máng nhôm thì được sử dụng phổ biến hơn vì độ bền tốt và giá phải chăng.
Keo chụp bản
Thường gồm keo chụp bản dòng plus, UDC- HV, Unalo hay T101..
Mực in lụa
Bao gồm mực in gốc nước, dầu, UV hay mực in lụa Plastisol… Mỗi loại mực in sẽ có đặc tính khác nhau vì thế tùy thuộc vào nhu cầu in ấn để lựa chọn phù hợp và cho ra hình ảnh chất lượng nhất.
Quy trình in giấy lụa hiện nay
Để in giấy lụa cần thực hiện theo quy trình sau:
Đầu tiên chuẩn bị dụng cụ và vật liệu. Cần xem xét về dụng cụ và vật liệu đảm bảo cho in ấn như máy in, giấy lụa, mực in, máy tính…
Tiếp đến là chuẩn bị hình ảnh để in ấn phù hợp. Cần sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh để bảo đảm điều chỉnh phù hợp với mục đích và kích thước giấy in.
Cài đặt máy in và kết nối với thiết bị phù hợp. Đồng thời chọn loại giấy in phù hợp từ chất liệu cho đến kích thước.
Cần điều chỉnh cài đặt in để phù hợp. Và chọn tùy chọn in và in ảnh.
Tiếp đến là kiểm tra hình ảnh để đảm bảo về chất lượng, màu sắc. Đồng thời điều chỉnh nếu có sai sót và thực hiện in lại.
Bước quan trọng hơn là đợi sản phẩm in ấn khô hoàn toàn trước khi bảo quản tránh hư hỏng hay phai màu.
Cuối cùng cần vệ sinh máy in để bảo đảm độ bền máy được duy trì tốt.
Ứng dụng in giấy lụa trong thực tế
Trong thực tế, in ảnh giấy lụa được ứng dụng rất rộng rãi và phổ biến.
In tranh ảnh nghệ thuật: Vì in trên giấy lụa có độ phân giải cao và màu sắc sắc sảo với các đường nét tinh tế, sinh động. Vì thế tác phẩm nghệ thuật in giấy lụa rất đẹp và độc đáo.
In chân dung hay dịch vụ cưới hỏi. Có thể thấy với nét thẩm mỹ mà in giấy lụa đem lại. Thế nên các bức chân dung hay cưới hỏi đều rất ưa chuộng.
Quảng cáo sản phẩm hay làm quà tặng: Nhiều doanh nghiệp nhận ra được ưu điểm in giấy lụa mang lại với sức hút khó cưỡng từ thị giác.
Vì thế chọn in giấy để tạo màu sắc hấp dẫn. Từ đó quảng cáo sản phẩm được hiệu quả hơn. Cũng như dùng trang trí các phụ kiện làm quà tặng hấp dẫn.
Trong trang trí nội thất: Khi in trên giấy lụa với những tone màu rực rỡ và chân thực luôn mang đến không gian bắt mắt. Vậy nên nó cũng được ứng dụng đa dạng trong trang trí nội thất.
In ấn tài liệu quảng cáo hay marketing độc đáo: Sự thật là khi dùng giấy lụa in ấn các tài liệu, brochure hay poster luôn đem đến ấn tượng mạnh mẽ cho người nhìn. Từ đó tạo nên chiến lược quảng cáo vô cùng hút khách.
In thiệp cưới và thiệp mời: Bề mặt mịn và lên màu đẹp chính là ưu điểm để người ta chọn in giấy lụa cho những thiệp mời quan trọng và có tính chất sang trọng.
Giấy lụa in ảnh là gì?
Giấy lụa in ảnh là loại giấy có bề mặt nhẵn, không phản chiếu và độ bền cao. Giấy có khả năng chống trầy xước cũng như kháng nước hiệu quả. Từ đó mang đến cảm giác mềm, mịn, mượt và màu sắc tao nhã.
Loại giấy này không kén chọn các dòng máy in phun màu. Vì thế sản phẩm in chất lượng, hình ảnh khi in ấn có độ phân giải cực cao.
Đặc điểm giấy lụa in ảnh
Về đặc điểm của giấy lụa in ảnh thì chất liệu giấy có bề mặt trắng mịn, êm, nhẹ và mịn như lụa. Chính vì thế hấp thụ mực in tốt và đều màu. Bên cạnh đó giấy có khả năng tái tạo màu sắc cực đỉnh.
Thế nên hình ảnh lên luôn chân thực và sinh động hiếm có. Độ bền cao và định lượng giấy ở mức 230gsm. Khổ giấy nó thường có nhiều kích thước khác nhau, tùy chọn như khổ A3, A4, A5, A6 hay giấy cuộn… Bên cạnh đó giấy có tính năng kháng nước tốt nên tránh độ ẩm hoặc tác động từ nước.
Đặc biệt tính chịu nhiệt độ tốt nên hình ảnh in không phải lo ngại khi tiếp xúc với sự thay đổi của môi trường. Và một điểm cộng lớn của giấy này là phù hợp với hầu hết các loại mực khác nhau nên rất linh hoạt cho người dùng.
Công nghệ ứng dụng dùng trong in ảnh giấy lụa
Một số công nghệ ứng dụng dùng trong in giấy lụa độc đáo và phổ biến mà bạn nên tìm hiểu:
Công nghệ in ảnh phun
Là công nghệ in trực tiếp mà ở đó các khuôn in không phải tiếp xúc với bề mặt in. Kỹ thuật in này hoạt động nhờ các giọt mực nhỏ thông qua phần đầu in và di chuyển trên băng truyền liên tục cho đến khi hoàn thành quá trình in ấn. Nhờ đó chất lượng hình ảnh in tốt gần như giống hoàn toàn với bản thiết kế.
Đồng thời mức giá thành của các loại máy in và vật tư công nghệ này khá mềm, dễ dàng mua trên thị trường. Tuy nhiên công nghệ này có nhược điểm là dễ vấy bẩn vì mực ở dạng lỏng. Hình ảnh tạo ra dễ bị ố hoặc nhòe theo thời gian. Hơn nữa mực in chứa hóa chất có thể gây ô nhiễm môi trường.
Công nghệ in ảnh nhiệt
Đây là công nghệ sử dụng kích hoạt chuyển sắc tố nhờ yếu tố làm nóng. Thường trải qua quá trình in hình ảnh lên giấy và ép nhiệt. Công nghệ này có ưu điểm là hình ảnh có độ bền lớn và chịu điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Máy in dễ bảo trì. Tuy nhiên công nghệ này bị giới hạn về màu sắc cũng như giá thành tốn kém hơn.
Công nghệ in offset
Nếu kể tên về một công nghệ in ấn hiện đại thì in offset sẽ không thể lọt ra ngoài danh sách ấy. Với kỹ thuật dùng ống bản kim loại khắc sắc thông tin đã bắt mực sẵn. Sau đó hình ảnh đó được truyền lên ống cao su và ép lên giấy. Vì thế chất lượng hình sắc nét, độ thẩm mỹ cao.
Ứng dụng được trên nhiều bề mặt vật liệu. Và quan trọng hơn là bản in bền, nếu in số lượng lớn sẽ rất rẻ. Tuy nhiên nhược điểm của nó là tốn thời gian và chi phí cao nếu in số lượng ít.
Công nghệ in kỹ thuật số
Là phương pháp in tiên tiến. Các bức ảnh được lấy ra từ file thiết kế sẽ được máy phân tích tỉ mĩ sau đó tự động pha mực phù hợp và phun mực trực tiếp lên bề mặt giấy in. Công nghệ này thường dùng in ấn tại các công sở và in số lượng ít rất tiện lợi. Tuy nhiên về chất lượng hình ảnh rõ nét thì không bằng kỹ thuật in offset.
Bao Bì Trung Thành hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn câu trả lời xác đáng về In Giấy Lụa Là Gì? Gồm Các Loại Nào? Cũng như chọn lựa được địa chỉ mua bao bì uy tín, chất lượng, tận nguồn bảo đảm. Rất hân hạnh được đem những sản phẩm tốt nhất cho quý khách hàng.
0 comments