Khung In Lụa
Kỹ thuật in lụa là công nghệ in nổi tiếng trên thị trường hiện nay nhưng không phải ai cũng biết và hiểu. Khung in lụa là gì? Các tự thiết kế khuôn in lụa dễ thực hiện không? Công nghệ và các lưu ý khi tạo khuôn là gì? Bao bì Trung Thành giúp bạn giải đáp vấn đề qua bài biết sau.
Khuôn in lụa là gì?
Khuôn in lụa trong thực tế có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu là kim loại nhôm và gỗ để làm khuôn mà hình dáng của chúng được tạo ra rất đa dạng. Trên khuôn in có căng tấm lưới đã tạo sẵn những lỗ trống để mực in có thể chảy qua trong quá trình in.
Thiết kế khuôn in lụa
Công đoạn hình thành những lỗ trống đó được gọi là chuyển hình ảnh cần in lên khuôn lưới. Ở giai đoạn đầu, các thợ in sẽ dùng phương pháp chuyển trực tiếp bằng cách vẽ lên lớp đất sét, lớp nền dầu bóng hoặc lớp nền trắng. Càng về sau, người thợ chuyển sang phương pháp phản quang hoặc vẽ trực tiếp lên giấy nến.
Kích thước khuôn in phụ thuộc vào sản phẩm cần in và lưới khung in cũng vây, kích thước đa dạng. Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau mà thiết kế ra những khuôn in lụa hình chữ nhật, khung lụa in ly nhựa hình vuông đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.
Chất liệu làm khuôn in lụa
Khung in lụa sẽ được làm từ vật liệu là gỗ có độ bền cao và không bị mọt ăn.Ngày nay, với sự phát triển của xã hội thì người ta sẽ dùng những chất liệu bền hơn như nhôm, sắt hoặc nhựa,... Thông thường và thông dụng nhất là gỗ và nhôm.
Hình dạng của khuôn in lụa
Hình dạng cũng đa dạng để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau. Bao gồm hình chữ nhật một hoặc hai ngăn, đôi lúc khuôn in là dạng hình cong.
Dựa vào mục đích và kỹ thuật in mà ta lựa chọn loại khung in phù hợp nhất. Nhưng phổ biến nhất thì vẫn là hình chữ nhật. Bởi tính đơn giản và tiết kiệm nguyên liệu khi in.
Thiết diện
Đây là một trong những yếu tố quyết định để việc chọn hình in. Phổ biến nhất ta sử dụng nhiều với cạnh là hình vuông hay hình chữ nhật.
Khung in lụa
Mắt ghép và độ vênh
Có 2 loại cách ghép là ghép vát và ghép mộng. Tuy nhiên có một lưu ý khi dùng ghép vát sẽ không chắc như ghép mộng. Ngược lại, chúng sẽ dễ dàng thực hiện và tiết kiệm thời gian sản xuất hơn. Do vậy, giá thành sản xuất cũng sẽ được tiết kiệm hơn.
Ngoài yếu tố về mắt ghép sẽ ảnh hưởng đến thành phẩm, còn có yếu tố về độ vênh. Hãy kiểm tra độ vênh của khuôn in để tạo ra một sản phẩm chất lượng tốt nhất. Kiểm tra trực tiếp bằng mắt thường để xem khuôn có bị cong hay lệch gì không. Khi sử dụng khung in bằng nhôm sẽ ít bị cong hơn khi làm bằng gỗ.
Dùng khuôn in lụa loại nào tốt?
Như đã đề cập ở trên thông thường khung sẽ được làm chủ yếu bằng nhôm hoặc gỗ. Mỗi loại sẽ có ưu và nhược điểm riêng nên tùy vào mục đích mà sẽ cách chọn phù hợp. Dưới đây, Bao Bì Trung Thành sẽ đưa ra tiêu chí như sau:
Độ căng
Đối với tiêu chí này thì khung nhôm sẽ có độ căng tốt hơn so với khuôn in bằng gỗ. Nếu bạn muốn độ chính xác cao về mặt kích thước thì nên chọn khung nhôm. Muốn bản in tự nhiên thì chọn khung gỗ.
Khung nhôm in lụa
Độ bền
Khung in lụa bằng nhôm sẽ có độ bền tốt hơn. Do được cấu tạo bằng kim loại, không bị mối, mọt ăn mòn. Còn đối với khung gỗ thì độ bền sẽ khó đảm bảo hơn, nhưng có thể giảm rủi ro này bằng cách chọn loại gỗ già.
Tái sử dụng
Vượt trội hơn tiêu chí này vẫn là khung nhôm. Theo ước tính khung gỗ sẽ có khả năng sử dụng lặp lại 5 lần, còn đối với khung nhôm sẽ sử dụng nhiều hơn khung gỗ gấp nhiều lần.
Chi phí
Đây là tiêu chí rất nhiều người quan tâm để làm sao tối ưu hóa chi phí của thành phẩm. Thông thường, khung nhôm sẽ đắt hơn khung gỗ. Khi so sánh đến yếu tố khác thì F sẽ có ưu thế hơn so với khung gỗ.
Khung nhôm và khung gỗ
Hướng dẫn làm khung in lụa dễ thực hiện
Sử dụng khung nhôm in lụa này đơn giản, ứng dụng rộng rãi trên nhiều loại chất liệu khác nhau. Kích thước loại khuôn in lụa đa dạng nhiều loại kích cỡ, tạo ra được bất kỳ hình dáng và làm từ chất liệu nào. Cách làm khung in lụa dễ thực hiện theo những cách sau đây:
+ Tạo hình bằng cách vẽ lên nền trắng: Đầu tiên bạn cần phải làm nóng chảy nến. Sau đó bạn nhúng tấm lưới đã được khắc hoa văn, họa tiết sẵn. Thiết kế để nó thành hình dạng, mẫu mà bạn mong muốn theo tiêu chí, yêu cầu của bạn. Rồi để nó nguội.
+ Làm khuôn bằng dầu nóng: Bạn quét lớp dầu bóng lên tấm lưới. sau đó tiến hành vẽ hoa văn, họa tiết, hình ảnh mà mình yêu thích bằng bút lông. Cuối cùng bạn mang đi phơi khô, đợi khô hẳn hoàn toàn là có thể sử dụng.
Khung in lụa gỗ
+ Vẽ trên nền giấy: Bạn sử dụng mặt giấy nến được khắc bằng dao trước đó, rồi tiến hành úp mặt giấy xuống rồi làm chảy nến bằng bàn ủi. Cuối cùng đợi nó tự nguội là hoàn thành.
+ Vẽ cảm quang: Là phương pháp hiện đại được cải tiếp và nâng cấp. Nhờ vào khả năng sao chép nguyên mẫu một cách chân thực, chính xác nhất.
+ Vẽ trên nền đất sét: Phương pháp này bạn chỉ cần dùng tấm lưới đã được đục lỗ sẵn trước. Tiếp theo bạn khắc hoa văn đẹp mắt rồi nhúng vào hồ đất sét rồi bạn mang chúng đi phơi khô hẳn là có thể sử dụng được.
Ở trên là một số các thực hiện làm khung in lụa đơn giản, mực in lụa mà Bao bì Thành Trung chia sẻ với bạn, Nếu bạn đọc mà vẫn chưa hiểu và muốn tìm hiểu kĩ càng hơn quá trình thực hiện thì bạn hãy liên hệ trực tiếp với cơ sở chúng tôi để được hướng dẫn cụ thể hơn nhé!
Công nghệ tạo khuôn in lưới
Phương pháp trực tiếp
Làm sạch bề mặt lưới: Dùng nước ấm khoảng 400oC giặt lưới sợi bông, lưới tơ tằm khoảng 5 phút sau đó bỏ chúng vào ngâm trong dung dịch K2CO3 có nồng độ 2 khoảng 10 phút rồi đưa đi rửa lại thật sạch bằng nước sạch. Đối với lưới làm bằng sợi tổng hợp, thì dùng dung dịch soda 10 giặt lưới và sau đó cho lưới vào ngâm trong dung dịch axit HCL loãng khoảng 1 phút rồi đưa đi rửa lại bằng nước sạch.
Khuôn in lụa
Phủ màng keo lên mặt lưới: Bạn đặt khung lưới nghiêng 45 độ rồi dùng miếng phim nhựa gạt một màng keo nhạy sáng đều trên bề mặt lưới. Cách pha dung dịch keo nhạy sáng:
+ Lấy 12g – 15g (NH4)2Cr2O7 pha vào 200ml nước rồi khuấy cho tan hết và đặt trong bóng tối (dung dịch 1).
+ Lấy 120g – 150g PVA ngâm vào 800ml nước khoảng 10 giờ, sau đó đưa đi nấu cách thủy đến khi tan hết được dung dịch trong suốt không màu (dung dịch 2).
+ Lấy dung dịch 1 đổ từ từ vào dung dịch 2 và khuấy cho tan đều hỗn hợp và để trong bóng tối, dung dịch hỗn hợp này sử dụng không quá 7 ngày.
+ Khi keo phủ màng keo nhạy sáng lên lưới dùng nhiệt sấy khô hai mặt lưới.
Phơi bản: Đặt tờ phim dương bản ép lên bề mặt lưới, hình ảnh trên phim cũng phải cùng chiều với tờ in say nếu nhìn từ bên trong khung lưới. Rồi dùng tấm kính trong suốt để ép chặt tấm phim dương bản lên bề mặt. Chiếu đèn pin để phơi bản, thời gian phơi bản phụ thuộc vào loại đèn pin và đặc điểm của màng keo.
Hiện hình: Dùng vòi nước ấm phun vào bề mặt lưới bằng các tai nhỏ để làm tan hết lớp keo nhạy sáng không bị ánh sáng tác dụng ở phần tử in sau khi phơi bản xong.
Tút bản: Lưới in sau khi sấy khô, dùng keo nhạy sáng phủ lên những chỗ bị vỡ màng keo đóng rắn tại phần tử không in rồi sấy khô lại. Để mực không bám vào các khung lưới ta có thể dùng băng keo dán xung quanh lưới.
Khung in lụa
Công nghệ gián tiếp
Phơi bản: Ép tờ phim dương bản lên tấm nhạy sáng, bật đèn chiếu sáng để phơi bản.
Hiện hình: Sau khi thực hiện phơi bản xong, đưa các tờ nhạy sáng ngâm vào dung dịch hiện tại những chỗ ánh sáng tác dụng màng nhũ tương đóng rắn thêm nữa trong lúc hiện hình. Trong quá trình, dùng oxy già để lau tờ nhạy sáng khoảng 1 -3 phút tùy theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất tờ nhạy sáng.
Rửa nước sạch: Dùng nước ấm khoảng 400oC phun lên bề mặt tờ nhạy sáng để tẩy bỏ hết lớp nhũ tương không bị ánh sáng tác dụng ra khỏi bề mặt đế. Quá trình này cần phải thực hiện thật nhẹ nhàng.
Khung in lụa
Ghép tờ nhạy sáng lên lưới làm khuôn: Khi tờ nhạy sáng còn ướt hãy đặt nó lên mặt phẳng, đặt lưới sạch lên tờ nhạy sáng sao cho hình ảnh nằm vào giữa khung lưới và không nên di chuyển lưới nhiều lần, không cần dùng lực ép bên ngoài. Nước dư trên bề mặt sau của tờ nhạy sáng thì dùng giấy thấm thấm nước.
Làm khô: Đặt bộ khung in lụa giá rẻ có lớp nhũ tương vào nơi có quạt gió nhẹ cả hai mặt lưới. Khi tờ nhạy sáng có màu giống nhau có nghĩa nhũ tương đã khô hoàn toàn. Khi nhũ tương khô lau sạch đế và dùng tay bóc nhẹ lớp đế ra khỏi khuôn lưới.
Khuôn nhôm in lụa
Các lưu ý khi làm khuôn in lụa
Chú ý đến độ mịn của lưới, đường kính sợi lưới, chiều rộng mắt lưới bởi đây là những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng in. Thành phẩm tạo ra có độ nét, độ mịn về hình ảnh hay không.
Những dung dịch cảm quang như dung dịch Crom – PVA hoặc dung dịch keo Crom - Gelatin trong in lụa thường rất nhạy sáng nên cần phải bảo quản những nơi thích hợp.
Phim đặt lên bản lưới in phải đặt cùng chiều với mẫu in thật, công đoạn chụp bản thợ in phải thực hiện trong bóng tối. Đồng thời quá trình rọi ánh snags và đèn của nó cần được đập lên lưới và xuyên qua phim.
Khung in lụa bằng gỗ
Người thực hiện cần phải nắm rõ là lưới trước đã quét lớp dung dịch. Chỉ những chỗ không bị cản bởi mực mới có thể đóng rắn dưới tác động của ánh sáng. Khi mang bản đi rửa thì những chỗ không bị chiếu sáng sẽ bị rửa trôi. Từ đó sẽ tạo ra những khoảng trống, mực in khi lọt qua sẽ bắt vào sản phẩm cần được in. Nên bạn cần lưu ý trong quá trình làm.
Lưới thường có kí hiệu T40 hoặc N40, lưới có 1600 lỗ/ cm2 và 40 sợi/ cm. Tùy theo vào in trên giấy hay in trên vải hay in trên bao bì mà bạn chọn lưới in có kí hiệu phù hợp nhất ví dụ như in trên giấy chọn lưới có kí hiệu T90 -T140, in trên vải sẽ lựa chọn lưới in có kí hiệu T30 – T100, bao bì PVC là T20 – T180…